Phương tiện bảo
vệ cá nhân hay thường quen gọi là trang bị bảo hộ lao động là những dụng cụ,
phương tiện được trang bị để bảo vệ người lao động khi làm việc hay thực hiện
nhiệm vụ trong điều kiện môi trường có các yếu tố nguy hiểm, độc hại. Điển hình
như kính dùng để bảo vệ mắt khi có bụi bay đến, mũ an toàn bảo vệ đầu khi có gạch
đá văng bắn vào, dây an toàn để giữ người lại khi bị ngã từ trên cao, quần áo bảo hộ lao động bảo vệ làn da
khỏi nắng gió chất bẩn,… Ngoài ra còn có các loại phương tiện bảo vệ cá nhân
khác trang bị để bảo vệ người lao động
khi làm việc tại các vị trí bất lợi như:
phương tiện bảo vệ chống ngã cao, phương tiện cứu sinh khi làm việc trên sông
nước chống chết đuối.
Tại sao phải
trang bị phương tiện bảo hộ cá nhân? Để an toàn và vệ sinh trong lao động, khi
môi trường làm việc có các yếu tố nguy hiểm, có hại ta có thể thực hiện các giải
pháp kỹ thuật xử lý môi trường và các giải pháp kỹ thuật an toàn để ngăn ngừa,
hạn chế hoặc loại trừ tác hại của chúng. Tuy nhiên do những lý do khác nhau,
các giải pháp trên chưa được thực hiện đầy đủ hoặc dù đã thưc hiện nhưng vẫn
còn tồn tại hoặc tiềm ẩn những yếu tố có nguy cơ gây tai nạn, ảnh hưởng xấu đến
sức khoẻ người lao động. May quần áo bảo
hộ lao động giá rẻ kèm những phương tiện bảo vệ cá nhân
cần thiết phải được trang bị cho công nhân trong trường hợp này.
Cần xác định đầy
đủ yếu tố nguy hiểm và có hại trong mỗi công việc và xác định mức độ nguy hại để
đi đến quyết định cần cấp phát quần áo bảo
hộ lao động, trang bị bảo hộ phù hợp. Phải trang bị phương tiện bảo hộ cá
nhân khi người lao động làm việc hoặc thực hiện nhiệm vụ trong điều kiện phải
tiếp xúc với một hoặc một số yếu tố nguy hiểm, độc hại chẳng hạn khi: tiếp xúc
với yếu tố vật lý xấu, tiếp xúc với hoá chất độc hại, với yếu tố sinh vật, vi
trùng độc hại, môi trường xấu, làm việc trong điều kiện vị trí tư thế bất lợi
hoặc các điều kiện nguy hiểm, độc hại khác.
May quần áo bảo hộ lao động giá rẻ và đồ bảo hộ
khác cho người lao động cần phải phù hợp với việc ngăn ngừa có hiệu quả tác hại
của các yếu tố nguy hiểm, độc hại trong môi trường lao động nhưng cần dễ dàng
trong sử dụng, bảo quản và không gây tác hại khác. Phương tiện bảo vệ cá nhân phải
vừa có khả năng bảo vệ, vừa phải đảm bảo yếu tố vệ sinh và tiện dụng. Mặt khác
thẩm mỹ cũng là một yêu cầu tự nhiên cần có vì quần áo bảo hộ lao động mang trực tiếp trên cơ thể người lao động mang
hình ảnh thương hiệu của mỗi doanh nghiệp.
Nên thay đổi suy
nghĩ rằng có phương tiện bảo vệ cá nhân là sẽ được an toàn tuyệt đối là hoàn
toàn sai lầm bởi vì các phương tiện quần
áo bảo hộ lao động, mũ bảo hộ, giày bảo hộ,… có khả năng ngăn ngừa tai nạn
lao động khi yếu tố gây nguy hiểm có cường độ tác động nằm trong giới hạn bảo vệ
của chúng, nhưng với các tác nhân có thể gây bệnh nghề nghiệp, hiệu quả ngăn ngừa
và loại trừ tác hại khi sử dụng đồ bảo hộ ở mức cao hơn nhiều. Người lao động
không chỉ cần phải có đồ bảo hộ để mang mà còn cần mang loại có tính năng bảo vệ
phù hợp, mặt khác không chỉ mang phương tiện bảo hộ cá nhân phù hợp là đủ mà
còn cần sử dụng đúng cách, trong giới hạn bảo vệ cho phép của chúng.
Để trang bị phương
tiện bảo vệ cá nhân có chất lượng phù hợp cho người lao động, trước hết ta cần
áp dụng tiêu chuẩn Việt Nam và tiêu chuẩn ngành nếu có. Với các loại chưa có
tiêu chuẩn chúng ta nên tham khảo áp dụng tiêu chuẩn ISO của Tổ chức Tiêu chuẩn
Đo lường Quốc tế hoặc tiêu chuẩn của các nước tiên tiến. Cần chú ý, hiện nay
ngày càng nhiều loại quần áo bảo hộ lao
động và đồ bảo hộ do nước ngoài sản xuất có mặt trên thị trường Việt Nam,
nhưng không phải loại nào cũng đảm bảo chất lượng. Cần lựa chọn sử dụng loại biết
rõ xuất xứ, có nhãn mác, chỉ tiêu chất lượng đi kèm. Cũng cần phân biệt trên
bao bì hoặc trực tiếp trên sản phẩm có ghi tên các tiêu chuẩn nhưng không phải
Tiêu chuẩn nào cũng quy định các thông số định lượng mà nhiều tiêu chuẩn nội
dung chỉ đề cập đến cách Phân loại, Định nghĩa, Phương pháp thử nghiệm đánh
giá… mà thôi.
Người sử dụng lao động
bên cạnh may quần áo bảo hộ lao động,
mua sắm đồ bảo hộ phù hợp thì cần phải tổ chức huấn luyện, hướng dẫn người lao
động sử dụng thành thạo các phương tiện bảo hộ trước khi cấp phát và kiểm tra
chặt chẽ việc sử dụng. Nội dung huấn luyện tối thiểu phải làm cho người lao động
hiểu rõ: Khi nào phải mang đồ bảo hộ? Cần sử dụng những phương tiện bảo vệ cá
nhân nào trong khi làm việc? Thực hiện các thao tác khi mang, cởi bỏ, điều chỉnh
như thế nào là đúng cách? Phương pháp bảo dưỡng, giữ gìn ra sao? Giới hạn sử dụng
của đồ bảo hộ, quần áo bảo hộ lao động
để biết được khi nào cần loại bỏ và mua mới.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét