Thứ Ba, 13 tháng 6, 2017

Tai nạn lao động trong ngành xây dựng - Ai thiệt hơn ai!

Theo thống kê năm 2011 có đến 5.896 vụ tai nạn lao động xảy ra, cướp đi sinh mạng của 574 người và khiến hơn 1.100 người “thập tử nhất sinh”. Các địa phương để xảy ra nhiều vụ tai nạn lao động dẫn đến chết người nhất là TPHCM, Bình Dương, Đồng Nai, Hà Nội, Quảng Ninh, Đà Nẵng, Thái Nguyên… Suy cho cùng thì người lao động vẫn là những người bị thiệt thòi nhất: chết hoặc mất khả năng lao động, ảnh hưởng đến không chỉ bản thân người lao động mà còn gia đình, vợ con và cả xã hội nữa … Tuy vậy, về phía doanh nghiệp cũng thiệt hại khá nặng nề, chịu trách nhiệm vô hạn hoặc giải thể doanh nghiệp nếu để xảy ra tai nạn chết người tại nơi làm việc của doanh nghiệp mình.


Ngành nghề và lĩnh vực xảy ra nhiều tai nạn lao động nghiêm trọng có thể kể đến: khai thác mỏ, sản xuất gia công kim loại, nguyên phụ liệu, may mặc, cơ khí chế tạo, vận hành máy, lò hơi …. Có lẽ nhiều nhất là trong ngành xây dựng.

Điều đáng nói là 30% nguyên nhân xảy ra tai nạn lao động xuất phát từ sự chủ quan lơ là trong việc chuẩn bị quần áo công nhân xây dựng bảo hộ lao động của các chủ doanh nghiệp. Mặc dù các cơ quan chức năng quy định bắt buộc trang bị an toàn lao động, khuyến cáo trang bị dụng cụ an toàn lao động để phòng ngừa bệnh nghề nghiệp cho người lao động. Tuy vậy, ý thức chấp hành an toàn bảo hộ lao động của doanh nghiệp ở nhiều nơi vẫn còn rất thấp. Có tới 82 vụ tai nạn lao động xảy ra do sự sơ xuất của nhà quản lỹ lao động. Hơn nữa, số vụ tai nạn lao động do không trang bị quần áo công nhân, thiết bị an toàn bảo hộ lao động là 137 và thiết bị không đảm bảo an toàn lên đến 186 vụ.

Chỉ tính riêng năm 2011, tổng phí tổn do tai nạn lao động lên đến gần 300 tỉ đồng, thiệt hại về tài sản hơn 5,8 tỉ đồng. Tính trung bình cứ mỗi vụ tai nạn lao động xảy ra gây thiệt hại lên tới 51 triệu đồng. Ngoài ra, doanh nghiệp còn bị nộp phạt khoản đáng kể khi để xảy ra tai nạn do thiếu hoặc không trang bị quần áo công nhân xây dựng, thiết bị bảo hộ lao động cho người lao động trong vấn đề bảo hộ lao động. Tuy nhiên, doanh nghiệp còn mất nhiều khoản vô hình khó nhận ra được. Nhất là việc mất đi nguồn nhân lực lành nghề và phải tuyển dụng và đào tạo lại nguồn nhân lực bổ sung. Khi tai nạn lao động xảy ra cũng là  lúc doanh nghiệp trở nên “nổi tiếng không mong đợi” . Bị mất uy tín, doanh nghiệp đứng trước nguy cơ thiệt hại nặng nề cả về hữu hình lẫn vô hình.

Mới đây, Bộ Lao động - thương binh & xã hội có đưa ra dự báo giai đoạn 2010 - 2015 mỗi năm sẽ có khoảng 170.000 người bị tai nạn lao động với 1.700 người chết, gây thiệt hại trên 2.000 tỉ đồng. Đây chỉ mới là con số dự báo dựa trên những vụ tai nạn lao động nghiêm trọng xảy ra được báo cáo đầy đủ và được cơ quan có thẩm quyền phát hiện. Qua đó cho thấy trách nhiệm của người sử dụng lao động trong việc trang bị quần áo công nhân, thiết bị bảo hộ chất lượng còn yếu kém và công tác an toàn lao động tại các công trình đang có dấu hiệu buông lỏng.


Theo các chuyên gia ngành an toàn lao động, 70% nguyên nhân còn lại có một phần là do người lao động chưa nhận thức đầy đủ về an toàn lao động và sử dụng quần áo công nhân bảo hộ lao động trong môi trường làm việc của mình. Nhiều công nhân thường cho rằng sử dụng trang bị bảo hộ lao động rất khó khăn trong di chuyển hoặc làm việc không được nhanh nên không sử dụng. Người lao động không thể hoàn toàn đổ lỗi cho người chủ doanh nghiệp về việc thiếu trang bị dụng cụ an toàn lao động, mà chính người lao động phải tự trang bị cho mình kiến thức về an toàn bảo hộ lao động, tự tìm hiểu thêm luật pháp quy định về chế độ an toàn lao động.


Để hạn chế tối thiểu số vụ tai nạn lao động, mỗi người lao động cần trang bị cho mình những kiến thức cần thiết về quần áo công nhân xây dựng bảo hộ lao động cũng như các doanh nghiệp cần trang bị những trang thiết bị cần thiết để đảm bảo an toàn cho người lao động và tối ưu hóa lợi nhuận cho chính doanh nghiệp.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét