Theo thống kê của
Cục An toàn lao động, so với các ngành khác, lao động trong nông nghiệp là một
trong số những đối tượng có nguy cơ mắc tai nạn lao động cao nhất chỉ đứng sau
ngành xây dựng, hóa chất và khai thác mỏ.
Theo thống kê
thì cứ 100.000 lao động trong khu vực nông nghiệp, thì có gần 700 người bị tai
nạn lao động khi sử dụng điện và 800 người bị tai nạn do sử dụng cụ kĩ thuật
trong sản xuất nông nghiệp. Theo điều tra hơn 80% nông dân mua thuốc bảo vệ thực
vật tại những thị trường không chính thức, trôi nổi, không chính thống. 90% số
hộ sử dụng thuốc không đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và chỉ có hơn 15% còn lại nhận
thức được sự độc hại cũng như thành phần, công dụng của từng loại thuốc.
Hiện rất ít người
làm nông nghiệp, chăn nuôi trang bị đầy đủ bảo hộ lao động. Làm việc trong môi
trường nhiều phân, rác và tiếp xúc với máy thái, máy nghiền thức ăn để chăn
nuôi,… nhưng phần lớn bà con nông dân không hề sử dụng bất cứ đồ bảo hộ lao động
của doanh nghiệp, không có ý thức trang bị quần áo công nhân của bất cứ công ty bảo hộ lao động nào.
Theo số liệu điều
tra của Cục Chăn nuôi (Bộ NNPTNT) mới đây, có tới 92,6% số hộ chăn nuôi được điều
tra muốn được trang bị bảo hộ lao động, nhưng vì điều kiện kinh tế còn quá khó
khăn nên tự bản thân chưa có khả năng mua
quần áo công nhân bảo hộ cho mình được (71,5%). Và thực tế là chỉ khoảng
1,5% làm nông, người chăn nuôi có bảo hộ lao động đầy đủ.
Tại sao những
người làm nông nghiệp cũng phải trang bị đầy đủ đồ bảo hộ, đặc biệt là quần áo công nhân? Như mọi người biết
điển hình trong ngành chăn nuôi, ở quy mô chăn nuôi lớn, người lao động phải đối
mặt với những nguy cơ tai nạn khi thực hiện các công việc chế biến thức ăn như
sử dụng máy thái cỏ, máy nghiền viên, máy trộn thức ăn TMR, vận hành các loại
máy vắt sữa, máy sấy, quạt sưởi, quạt mát, hầm biogas... Riêng trong lĩnh vực
thiết kế và vận hành hầm biogas, đã có nhiều cái chết thương tâm vì ngạt khí. Người
chăn nuôi hàng ngày tiếp xúc với tai nạn lớn hơn do sử dụng nhiều máy móc, do
tiếp xúc với vật nuôi nhiều hơn, tiếp xúc với các hóa chất sát trùng, các loại
vaccin nhiều hơn.
Ngoài ra, các loại
bệnh tật cũng luôn rình rập người chăn nuôi. Cụ thể: Môi trường chuồng trại,
bãi chăn thả trong chăn nuôi thường xuyên có chất thải nên khá ẩm ướt, ngoài ra
còn một lượng lớn các khí độc chuồng nuôi như H2S, NH3, CH4...; các loại bụi vô
cơ, bụi hữu cơ, bụi lông... dẫn đến người chăn nuôi thường mắc các bệnh nghề
nghiệp như nấm da, nấm đầu, lở ngứa, hắc lào, đau mắt, các bệnh về đường ruột,
đường phổi... Thậm chí lao động còn có thể mắc một số bệnh nguy hiểm như sẩy
thai, truyền nhiễm, lao... nếu không mua
quần áo công nhân bảo vệ bên ngoài lúc lao động.
Thực tế cho thấy,
khi lao động nông nghiệp bị tai nạn, họ vừa mất đi thu nhập, vừa đẩy kinh tế
gia đình vào hoàn cảnh khó khăn và vô hình trung số lao động bị tai nạn này đã
góp phần gia tăng tỷ lệ đói nghèo ở nông thôn.
Một trong những
nguyên nhân khiến tai nạn lao động trong sản xuất nông nghiệp là do phần lớn
nông dân chưa được qua đào tạo sản xuất kinh doanh dựa vào kinh nghiệm là
chính, thiếu kiến thức về thực hành, tự mày mò những thiết bị mới mà không được
hướng dẫn cụ thể, tự học tự làm dẫn đến những tai nạn đau thương do thiếu hiểu
biết. Đặc biệt là thiếu quần áo công
nhân và những trang thiết bị bảo hộ chuyên dụng trong quá trình lao động sản
xuất.
Bên cạnh đó
chính quyền địa phương và các nhà máy sản xuất công cụ dụng cụ phục vụ cho nông
nghiệp chưa có nhiều trách nhiệm, quan tâm chưa đúng mức, chưa có hệ thống văn
bản quy định hướng dẫn cụ thể cũng như quyền hạn về bảo hộ lao động cho người
nông dân. Công việc quản lý về tai nạn lao động nông nghiệp ở nhiều nơi bị
buông lỏng, lơ là, công tác kiểm tra định kỳ bị bỏ ngỏ. Công tác thông tin
tuyên truyền vận động huấn luyện về vệ sinh an toàn lao động trong sản xuất
nông nghiệp chưa được thực hiện đồng thời và phù hợp đúng thời điểm.
Bởi vậy, việc tuyên
truyền về an toàn lao động, phòng chống bệnh tật, mua quần áo công nhân bảo hộ lao động trong lĩnh vực chăn nuôi hiện
đang trở nên cấp bách. Trong đó trọng tâm là các địa phương cần tuyên truyền sử
dụng đồ bảo hộ cho người chăn nuôi, người làm nông, tập huấn để họ tuân thủ
đúng các quy trình lao động, vận hành máy móc, sử dụng hóa chất, tiếp xúc với
nhiều giống vật nuôi mới. Cần có những biện pháp thiết thực tác động ngay, tác
động nhanh và hiệu quả cũng như các chính sách hỗ trợ kịp thời và hiệu quả giúp
đỡ những người dân khó khăn, chưa có điều kiện về sử dụng các công cụ kỹ thuật
tân tiến vào sản xuất. có làm được như vậy tình trạng này sẽ dần được đẩy lùi
và công tác hỗ trợ bảo hộ lao động sẽ mang lại hiệu quả tích cực.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét