Thứ Ba, 13 tháng 6, 2017

Tại sao tai nạn lao động xây dựng ngày càng có những diễn biến phức tạp

Theo thống kê của Bộ Lao Động Thương Binh và Xã Hội, mỗi năm cả nước có đến 990 người chết vì tai nạn lao động. Nguyên nhân chính là do người sử dụng lao động không thực hiện những quy định về an toàn lao động, nhà quản lý chưa trang bị đầy đủ cho nhân viên, công nhân những thiết bị bảo hộ lao động phù hợp và cần thiết hoặc chỉ có những sản phẩm quần áo công nhân bảo hộ lao động không đủ tiêu chuẩn.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cũng cho rằng, điều kiện làm việc của lao động tại các doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp nhỏ rất khắc nghiệt, nguy hiểm. Hằng năm thanh tra phải xử lý hàng trăm vụ kiện từ những tai nạn lao động hoặc từ người lao động đòi hỏi quyền lợi của mình đối với doanh nghiệp chủ quản.


Hiện nay, việc xây dựng công trình nhà ở dân dụng tương đối phổ biến ở các địa phương. Chúng ta dễ dàng bắt gặp hình ảnh người lao động “vắt vẻo” trên những giàn giáo mà không được trang bị quần áo công nhân bảo hộ lao động, đồ bảo hộ chuyên dụng. Những người thợ xây, thợ sơn... thường phải làm việc ở trên cao, hết sức nguy hiểm. Các yếu tố rủi ro xuất phát từ chính việc các nhà thầu xây dựng không đáp ứng những biện pháp về an toàn lao động đúng theo quy định, nhất là việc che chắn cho người lao động làm việc trên độ cao; hoặc sử dụng các loại cây gỗ không bảo đảm chất lượng để thiết kế giàn giáo.

Ngoài ra, các loại bụi vật liệu, mùi hóa chất từ các loại sơn… tại công trường xây dựng ảnh hưởng tới sức khỏe của người lao động về lâu dài nếu không trang bị quần áo công nhân xây dựng cho họ. Bên cạnh đó, người lao động và người sử dụng lao động vẫn chưa ý thức thực hiện các quy định về an toàn lao động, nên hằng năm chỉ tính riêng trong lĩnh vực xây dựng đã xảy ra hàng trăm vụ tai nạn lao động thương tâm, gây thương tật vĩnh viễn, thậm chí thiệt hại tính mạng cho người lao động.

Thực tế hiện nay do nhiều doanh nghiệp muốn tiết kiệm chi phí nên đã cắt giảm các khâu mua sắm trang thiết bị bảo hộ, quần áo công nhân xây dựng cũng được chọn mua đại khái từ những cửa hàng trôi dạt không rõ nguồn gốc, xuất xứ và không đảm bảo an toàn cho người lao động. Hầu hết các doanh nghiệp khi bị thanh tra đều mắc phải các lỗi như: người lao động làm việc trong môi trường ô nhiễm lại không được trang bị quần áo công nhân chất lượng, mặt nạ chống độc, không thắt dây an toàn, không đội mũ bảo hộ, không khám sức khỏe định kỳ cho công nhân… Đặc biệt là việc sử dụng lao động thiếu chuyên môn trong lĩnh vực về điện, hàn.


Bên cạnh việc các doanh nghiệp làm sai thì chính người lao động cũng chủ quan. Khi thấy chủ công ty, doanh nghiệp không trang bị bảo hộ lao động thì không yêu cầu hay trình báo dẫn đến nguy hiểm tính mạng khi làm việc. Điều đáng nói, các doanh nghiệp, công ty hiện nay có khá nhiều hình thức đối phó khi có đoàn thanh tra đến. Thậm chí trên nhiều diễn đàn còn nhan nhản các thông tin như: “Chuẩn bị gì cho đợt thanh tra lao động?” ngay phía dưới là hàng loạt chỉ dẫn từ nhiều người có kinh nghiệm “né” các đoàn thanh tra.

Để có một xã hội an toàn lao động, mạng người được bảo vệ tối đa, để không còn cảnh vợ mất chồng, con mất cha, bố mẹ mất con cái, để không còn những tiếng khóc than oán hờn thì người sử dụng lao động cần đặc biệt coi trọng vấn đề bảo đảm an toàn lao động. Bên cạnh đó, các ngành chức năng cần nhắc nhở, đồng thời có biện pháp quản lý tốt để góp phần nâng cao ý thức thực hiện các quy định về an toàn lao động đối với người sử dụng lao động và người lao động trong loại hình này.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét