Những câu slogan
luôn được các chủ doanh nghiệp, chủ đầu tư đặt tại nơi làm việc để người lao động
có thể ý thức được mức độ quan trọng trong việc làm thế nào để đảm bảo an toàn
nhất như "An toàn là bạn tai nạn là thù" hay "An toàn là trên hết".
Thế nhưng theo thống kê cứ mỗi 15 giây lại có 160 công nhân trên toàn thế giới
gặp tại nạn lao động, và một công nhân tử vong vì bệnh nghề nghiệp hoặc tai nạn
lao động. Tại Việt Nam 8% tai nạn lao động chết người liên quan đến việc không
sử dụng các phương tiện bảo vệ cá nhân, còn không ít doanh nghiệp chưa may quần
áo bảo hộ lao động cho công nhân.
Theo thống kê,
nguyên nhân chủ yếu để xảy ra tai nạn lao động chết người là do người sử dụng
lao động chiếm 54,1%, trong đó người sử dụng lao động không huấn luyện an toàn
lao động cho người lao động; người sử dụng lao động không xây dựng quy trình,
biện pháp làm việc an toàn; thiết bị bảo hộ, quần áo bảo hộ lao động không đảm bảo an toàn. Ngoài ra, nguyên
nhân từ 24,6% người lao động vi phạm quy trình quy phạm an toàn lao động, người
lao động không sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân; 21,3% còn lại là do các
nguyên nhân khách quan khác.
Nhiều vụ tai nạn
thương tâm, gây nhứt nhối trong xã hội chủ yếu trong ngành xây dựng, vì sao vậy?
Ngành xây dựng chiếm tỷ trọng lớn trong thu nhập kinh tế quốc dân, lực lượng
lao động chiếm khoảng 10%. Tuy nhiên, đây cũng là ngành có yếu tố nguy hiểm, nặng
nhọc, độc hại. Lực lượng chủ yếu ở các vùng quê lên thành phố kiếm sống, làm việc
theo kinh nghiệm, thiếu kiến thức và ý thức an toàn vệ sinh lao động. Do ý thức
tự bảo vệ mình và sử dụng quần áo bảo hộ
lao động chưa tốt là nguyên nhân chính dẫn đến những vụ tai nạn đau lòng.
Có tới hơn 80%
công nhân ngành xây dựng chủ yếu là lao động thời vụ và lao động tự do, phần
nhiều trong số họ chưa được đào tạo bài bản nên ý thức bảo hộ lao động rất kém,
chỉ biết làm lấy ngày công, ít khi quan tâm đến an toàn lao động. Trong khi các
chủ thầu với kỹ thuật, công nghệ hạn chế, công tác giám sát thi công, đảm bảo
an toàn lao động không được coi trọng, không chủ động may quần áo bảo hộ lao động cho người công nhân là một trong số
nguyên nhân dẫn đến những vụ tại nạn thương tâm.
Bên cạnh đó, có
không ít các đơn vị xây dựng vẫn còn thờ ơ trong việc bảo hộ lao động theo đúng
quy định như đăng ký, kiểm định các loại máy móc, thiết bị, vật tư có yêu cầu
nghiêm ngặt về an toàn lao động, huấn luyện về an toàn vệ sinh lao động cho người
lao động, trang bị phương tiện bảo hộ, ký hợp đồng với người lao động... Đây là
những hành động vô tâm, đáng được lên án và được các cơ quan chức năng xử lý
nghiêm ngặt nhất.
Để hạn chế những
tai nạn lao động đáng tiếc xảy ra, không chỉ riêng người lao động mà các chủ đầu
tư cần ý thức, trách nhiệm hơn nữa trong việc sử dụng nguồn lao động, cần đào tạo
cơ bản, thực hiện giám sát điều kiện lao động tại các công trình, nhất là phải
tăng cường tuyên truyền, phổ biến an toàn vệ sinh lao động cho người lao động,
đối tượng sử dụng lao động và có chế tài xử lý mạnh hơn. Cơ quan chức năng địa
phương cũng cần phối hợp chặt chẽ trong việc kiểm tra, xử lý nghiêm những công
trình xây dựng vi phạm an toàn lao động, không may quần áo bảo hộ lao động hoặc trang bị đồ bảo hộ, quần áo bảo hộ lao động kém chất lượng.
Nhà Nước thường xuyên
đưa ra nhiều biện pháp khích lệ các Doanh Nghiệp tuân thủ và thực hiện các chế
độ an toàn lao động đối với công nhân, tạo một môi trường thuận lợi để công
nhân có thể an tâm sản xuất. Nên có nhiều hơn những hoạt động cộng đồng nhằm hưởng
ứng Ngày Quốc tế về An toàn và Sức khỏe tại nơi làm việc (28/4). Để nhằm mục
đích nâng cao nhận thức cho công nhân trong việc bảo vệ an toàn và sức khỏe cho
bản thân để tránh các tai nạn không đáng có tại nơi làm việc.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét