Bởi tính chất đặc
thù công việc, người công nhân làm việc chân tay hay người làm việc trong văn
phòng sẽ có những bộ trang phục khác nhau. Không giống với những người nhân
viên văn phòng, người công nhân thường phải làm việc tự do nặng nhọc hơn bằng
chân tay. Vì thế, những trang phục mà công nhân mặc thường mang tính bảo hộ,
không cần phải cầu kì về hình thức. Để quá trình làm việc an toàn và tốt nhất
người công nhân rất nên trang bị một bộ quần áo bảo hộ lao động, trang phục bảo hộ hỗ trợ rất nhiều cho người lao động
trong mọi điều kiện thời tiết.
Hầu như lao động
ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ không hề sử dụng các loại bảo hộ lao động, doanh
nghiệp thường có nguồn vốn hạn hẹp, không may
quần áo bảo hộ lao động chất lượng, thiết bị cũ, công nghệ lạc hậu, nhà xưởng,
mặt bằng sản xuất chật hẹp, thiếu tiện nghi nên môi trường và điều kiện lao động
không được tốt. Nhiều nghề phải sử dụng máy móc thủ công lạc hậu, nặng nhọc và
nguy hiểm. Rất nhiều lao động ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ bị tai nạn lao động,
nhẹ thì cụt ngón tay, nặng thì mất mạng.
Nhiều người muốn
làm ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ theo dạng thời vụ để nhận tiền lương hàng
tháng mà không bị trừ vào các khoản bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội. Người sử dụng
lao động cũng chỉ quan tâm đến hiệu quả công việc, chưa thực sự quan tâm vấn đề
an toàn cho người lao động. Nhiều bài học nhãn tiền đã xảy ra ở các công trình
do doanh nghiệp nhận lao động ào ào.
Tại các công
trình xây dựng hiện nay, lao động chủ yếu làm việc theo thời vụ. Hiện rất khó để
thống kê chính xác số lượng lao động tự do đang có trên địa bàn. Thành phần lao
động tự do hiện nay thường là không có hợp đồng lao động cụ thể, và hầu như họ
đều không có trang bị đồ bảo hộ lao động như may quần áo bảo hộ lao động,
giày bảo hộ lao động, mũ bảo hộ lao động,… Họ chấp nhận làm việc tại môi trường
lao động không đảm bảo, tiềm ẩn nhiều nguy cơ tai nạn để mưu sinh, miễn sao kiếm
được thu nhập để trang trải cuộc sống.
Việc đảm bảo các
chế độ, chính sách hiện nay cho lao động tự do cũng được xem là vấn đề nan giải,
bởi ngay cả trong Bộ luật Lao động hiện cũng chưa có những quy định cụ thể bảo
vệ quyền lợi của lao động tự do. Kể cả những người thợ làm những công việc có
tính chất nguy hiểm, như thợ hàn, thợ sơn, thợ mộc, thợ sắt… mặc cho thiết bị
che chắn không đảm bảo an toàn, thiếu thiết bị bảo hiểm, thậm chí thiếu thốn những
bộ quần áo bảo hộ lao động. Người
lao động sẽ có nguy cơ mắc bệnh nghề nghiệp, tùy thuộc vào các yếu tố độc hại
có trong môi trường lao động.
Thực tế, không
ít trường hợp tai nạn lao động xây dựng xảy ra, người lao động lại không có bất
cứ một loại hình bảo hiểm nào VD như quần áo bảo hộ lao động, dẫn đến tình cảnh khó khăn cho người lao động và người
sử dụng lao động. Chủ công trình vì thế cũng lâm vào tình trạng khó xử. Sở dĩ xảy
ra những vụ tai nạn thương tâm như vậy vì nhiều chủ thầu xây dựng chưa thực sự
quan tâm đến vấn đề bảo hộ lao động này vì họ cho rằng, người lao động trong
lĩnh vực xây dựng thường ít gắn bó, tùy tiện nghỉ việc, chuyển việc khiến cho
người sử dụng lao động không mặn mà trong việc tư vấn và thực hiện những biện
pháp bảo hộ hiệu quả cho người lao động.
Qua những đợt kiểm
tra của liên ngành, nổi lên vấn đề nhiều người sử dụng lao động quá chú trọng đến
năng suất nên chưa sắp xếp thời gian làm việc, nghỉ ngơi hợp lý, cũng như công
tác bảo hộ đảm bảo an toàn cho lao động. Để bảo vệ an toàn tính mạng cũng như sức
khỏe cho chính mình, thay vì chờ đợi Nhà nước có những chính sách cụ thể thì những
người lao động tự do tự nâng cao ý thức, tìm hiểu Bộ luật Lao động làm căn cứ tự
bảo vệ mình trước khi nhận lời làm việc cho bất kỳ tổ chức, đơn vị nào.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét