Trang phục bảo hộ
lao động cần thiết của một người công nhân không thể thiếu những đôi giày bảo hộ, cũng tùy thuộc vào từng
môi trường làm việc khác nhau, mức độ nguy hiểm ra sao mà cần lựa chọn đôi giày
phù hợp nhất. Giày bảo hộ bata vải
được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay bởi sự tiện ích và công dụng của đôi giày
mang lại. Để sử dụng giày hiệu quả, tăng tuổi thọ cho đôi giày bảo hộ thì bạn cần
biết cách bảo quản và vệ sinh đúng cách. Sau đây xin chia sẻ cho các bạn những
mẹo nhỏ để vệ sinh giày bảo hộ vải,
bạn hãy cùng tham khảo nhé!
Giày bảo hộ lao động được làm từ nhiều chất liệu
khác nhau tùy theo từng môi trường làm việc của người công nhân. Tuy nhiên,
trong tất cả những loại giày thường sử dụng, giày bảo hộ bata vải là loại khiến nhiều người đau đầu trong vấn đề
vệ sinh nhất. Đối với những đôi giày bảo
hộ bata nếu bạn không biết cách vệ sinh thì lớp vải trên bề mặt đôi giày rất
dễ bị rách, làm đôi giày sẽ bị hư hỏng và bạn phải thay thế một đôi giày khác
đó nhé!
Trước hết, bạn cần
thấm hút tất cả những vết bẩn có trên chiếc giày để việc làm sạch được dễ dàng
hơn bằng cách dùng giấy báo cũ nhét vào bên trong. Mặt khác, chuẩn bị thêm chiếc
bàn chải đã cũ hoặc một mảnh vải mềm để lau sạch các vết bẩn.
Bôi kem đánh
răng hiện có lên bàn chải đã chuẩn bị rồi chà xát lên vị trí xuất hiện vết bẩn.
Sau khi cảm thấy vết bẩn đã được tẩy sạch, dùng mảnh vải mềm lau sạch bọt kem
phía trên và dùng khăn mềm để lau sạch lại hoàn toàn. Cuối cùng, chọn khu vực
có ánh sáng trực tiếp của mặt trời rồi phơi chúng trong vòng 3 giờ đồng hồ.
Trong bước giặt
giày thì bạn đừng dùng bàn chải để chà sát giày quá mạnh, bởi vì bàn chải cứng
sẽ làm cho vết bẩn càng lâu ra mà có khi bạn làm cho đôi giày bị rách. Cách tốt
nhất là hãy dùng loại bàn chải có lông mềm sử dụng để giặt giày, chú ý là hãy
chà thật nhẹ nhàng, bạn hãy kiên nhẫn, bỏ chút thời gian để vệ sinh đôi giày
sau mỗi ngày làm việc, với cách bảo quản này thì chắc hẳn giày bảo hộ sẽ tăng thời gian sử dụng lâu dài hơn.
Khi giày bị bẩn
do bùn đất thì bạn không nên cho cả đôi giày vào trong nước để giặt, bởi vì như
vậy bùn đất sẽ hòa cùng vào với nước làm cho nước giặt cực kỳ bẩn, bạn sẽ rất
khó để tẩy sạch đôi giày. Trong trường hợp này thì bạn có thể làm theo cách
sau: Đợi bùn đất dính ở đôi giày khô hẳn rồi bạn lấy 1 tờ giấy báo trải ra, rồi
đập nhẹ giày cho bùn đất ra bớt, sau đó bạn lấy miếng vải khô thấm nước để lau
những vết bẩn đó trên giày hoặc bạn có thể dùng bàn chải đánh răng rũ để chải
những chỗ dính bẩn rồi mới đem giặt nhé – làm cách này sẽ giúp bạn vệ sinh đôi giày bảo hộ bata vải được dễ dàng hơn.
Bạn không nên giặt
giày bảo hộ bata vải vào trong máy
giặt, làm thế có thể giúp đôi giày của bạn được sạch sẽ nhưng độ bền của đôi
giày sẽ giảm đi đáng kể. Bạn chỉ cần bỏ một chút thời gian để tự giặt giày cũng
vừa sạch sẽ lại bảo đảm không bị hư hỏng.
Bạn có thể dùng
chất Amoniac là một cách khác để loại bỏ vết ố bẩn từ giày bảo hộ bata vải. Tuy nhiên, bạn nên pha nó với nước để tránh
làm hỏng sợi vải.
Hay cũng có thể
dùng phấn rôm. Trước khi tiến hành quá trình giặt đôi giày vải, bạn nên sử dụng
phấn rôm và rắc lên vị trí có vết bẩn đó. Đợi khoảng 10 phút, lấy khăn mềm loại
bỏ hết phấn rôm và tiến hành rửa sạch giày dưới vòi nước chảy mạnh. Nếu trên bề
mặt giày còn những vết bẩn cứng đầu khác, bạn có thể sử dụng bàn chải cũ để chà
lên những vị trí đó.
Dùng hỗn hợp
baking soda, nước và ôxi già. Cho một muỗng baking soda, ½ muỗng ôxi già và nước
ấm, dùng bàn chải đánh răng cũ nhúng nó vào trong dung dịch và chà sạch vết bẩn,
để soda khô trên giày từ 30 phút đến 1 giờ. Khi soda khô rửa lại bằng nước sạch.
Lặp lại nhiều lần nếu thấy cần thiết.
Với những mẹo nhỏ mà
chúng tôi đã chia sẻ cho các bạn ở trên hy vọng sẽ là thông tin hữu ích nhất
cho bạn trong khâu vệ sinh đôi giày bảo
hộ vải đúng cách nhất.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét