Thứ Sáu, 12 tháng 5, 2017

Cần quan tâm đúng mực vấn đề an toàn lao động trong ngành lắp rắp điện tử

Việc phát triển ngành lắp ráp điện tử đã có những đóng góp tích cực trong giải quyết việc làm cho lao động, nhất là lao động phổ thông khu vực nông thôn và góp phần tăng trưởng kinh tế, xóa đói giảm nghèo… Tuy nhiên, đằng sau ánh hào nhoáng của các sản phẩm điện tử và sự phát triển công nghiệp là những mặt tối mà chúng ta đáng phải quan tâm. Đó là vấn đề an toàn lao động, vấn đề về nguy hại sức khỏe và bệnh nghề nghiệp đang ngày đêm tiềm ẩn và có thể xuất hiện bất kỳ lúc nào đối với những người công nhân trực tiếp sản xuất không được trang bị đầy đủ  an toàn.


Các doanh nghiệp điện tử không phải không biết về những nguy cơ từ môi trường làm việc đối với sức khỏe công nhân lao động của mình. Nhưng họ sợ, nên không muốn công khai điều đó. Trong khi đó, công nhân đa phần là lao động phổ thông từ các làng quê, thiếu thông tin, không có kỹ năng bảo hộ lao động. Chính vì vậy, doanh nghiệp muốn bảo vệ đội ngũ lao động của mình và thể hiện trách nhiệm xã hội, thì phải công bố danh mục các hóa chất sử dụng trong các công đoạn sản xuất, nguy cơ của chúng và hướng dẫn người lao động về biện pháp bảo hộ. Có kế hoạch đầu tư bài bản trong việc may quần áo bảo hộ lao động chất lượng và hướng dẫn người lao động sử dụng trong quá trình làm việc.

Các loại hóa chất độc hại này về lâu dài có thể gây nên các bệnh ung thư, bệnh liên quan đến sinh sản và trước mắt là gây nên các bệnh căng thẳng thần kinh, đau mỏi cơ thể, giảm khả năng thị giác, thính giác. Đằng sau vẻ đẹp long lanh của chiếc điện thoại Iphone hào nhoáng là rất nhiều hóa chất, kim loại như chì, crom, thủy ngân, kim loại nặng…. Trong quá trình sản xuất, các hóa chất đó cùng các chất dung môi, khí độc và bức xạ toả ra. Nguy cơ cho sức khoẻ người lao động đến từ rất nhiều khâu: ảnh hưởng của axít trong quá trình ăn mòn, làm sạch thiết bị; chất khí dễ cháy nổ; hơi khói độc từ các dung môi làm sạch, mạ phủ kim loại, quang hóa; điện từ trường cao, tia laze, cực tím và phóng xạ…

Thoạt trông, cứ ngỡ môi trường làm việc của công nhân lắp ráp điện tử là lý tưởng với sự vệ sinh tuyệt đối. Nơi làm việc của họ là các “phòng sạch”, kín với hệ thống điều hòa, luôn chênh lệch so với nhiệt độ bên ngoài 5 – 12 độ C, vào những ngày hè nóng thì khoảng cách này càng tăng. Trong môi trường vi khí hậu chênh lệch như vậy, những tác động về thay đổi nhiệt trong cơ thể con người là không tránh khỏi. Hóa chất độc hại là nguyên liệu cần thiết trong qúa trình sản xuất thiết bị điện tử và cũng là yếu tố ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của người lao động, cộng đồng và môi trường. Do đó yếu tố đảm bảo an toàn lao động càng phải được thắt chặt hơn, may quần áo bảo hộ lao động cho ngành này yêu cầu chất lượng phải thật đảm bảo tốt nhất.



Trong thời gian tới, Việt Nam sẽ vẫn tiếp tục là địa điểm thu hút đầu tư của nhiều tập đoàn điện tử lớn trên thế giới. Để Việt Nam phát triển một nền công nghiệp điện tử an toàn, bền vững, cần phải tập trung đánh giá, nghiên cứu toàn diện về an toàn, vệ sinh lao động trong ngành điện tử của Việt Nam hiện nay. Với những công ty lắp ráp điện tử cần trang bị cho người lao động đầy đủ trang thiết bị quần áo bảo hộ lao động chống tĩnh điện, găng tay và mũ bảo hộ phòng sạch. Đồng thời rà soát, hoàn thiện các văn bản pháp luật về tiêu chuẩn an toàn lao động liên quan đến lĩnh vực sản xuất này. Các doanh nghiệp sản xuất linh kiện điện tử cần phải tăng cường khám sức khỏe cho người lao động để phát hiện sớm những bệnh do ảnh hưởng của hóa chất, sóng điện từ… và có biện pháp phòng ngừa cho người lao động khi tiếp xúc với linh kiện độc hại…Đồng thời cũng cần tăng cường tổ chức các đoàn thanh tra, kiểm tra về vấn đề an toàn vệ sinh lao động, khám sức khỏe tại những nhà máy này. Cần phải thực hiện nghiêm túc việc lập hồ sơ sức khỏe của công nhân, từ trước, trong và sau quá trình làm việc tại các nhà máy điện tử.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét