Thứ Bảy, 27 tháng 5, 2017

Cách xử lý giày bảo hộ bị rách giúp bảo vệ đôi chân của bạn được an toàn

Đối với những người công nhân làm việc trong các ngành xây dựng, công trường sản xuất, cơ khí….thì công việc này đòi hỏi việc bạn phải hoạt động bằng đôi chân nhiều, di chuyển ở nhiều vị trí khác nhau, ngoài ra còn phải tiếp xúc với nhiều mối nguy hiểm hàng ngày. Vì vậy, bạn cần phải lựa chọn một đôi giày bảo hộ cho thật phù hợp, để đảm bảo an toàn nhất cho đôi chân của bạn. Thế nhưng không phải cứ lựa chọn một đôi giày tốt là bạn đã hoàn toàn tin tưởng và có thể phó thác hoàn toàn vào đôi giày đó, bởi vì nếu chúng ta không biết cách sử dụng giày và có thể khắt phục những sự cố của giày bảo hộ lao động sẽ kéo dài tuổi thọ và không làm ảnh hưởng đến sức khỏe, cụ thể là đôi chân của bạn sẽ bị tổn thương.


Đôi giày bảo hộ lao động dù có chất lượng tốt nhất thì trong quá trình sử dụng liên tục, đôi giày cũng sẽ có những dấu hiệu xuống cấp và hư hỏng, đặc biệt trường hợp đôi giày thường bị rách ở phần mũi giày. Vậy cách xử lý trong trường hợp này như thế nào là tốt nhất? Bạn có nên thay thế một đôi giày mới hay không? Những câu hỏi thắc mắc của các bạn sẽ được chúng tôi giải đáp qua bài viết sau đây!
Đầu tiên, bạn cần xem những vết rách đó xuất hiện ở một chiếc giày hay cả đôi giày? Trường hợp cần thay thế một đôi giày bảo hộ lao động mới là không chỉ phần da ở bên ngoài giày bị rách mà cả phần mũi thép bên trong bị ảnh hưởng hoặc khi thấy phần da bao quanh vùng từ cổ chân xuống bàn chân của đôi giày bị rách nhiều thì bạn bắt buộc cần phải đầu tư đôi giày mới.

Khi bạn giày bảo hộ của bạn chỉ mới mua về và sử dụng một đôi giày bảo hộ trong thời gian ngắn mà đã gặp phải tình trạng giày bị rách thì cũng có thể có 2 nguyên: Thứ nhất, đôi giày của bạn chất lượng kém, mua tại những cửa hàng không uy tín, nguồn gốc giày không rõ ràng, hoặc mua giày tại các chợ giày bảo hộ trôi nổi không được quán triệt về chất lượng, được làm từ loại da giả, nên chỉ cần dưới tác động của môi trường làm việc khắc nghiệt thì giày sẽ bị bong tróc và rách.

Thứ hai có thể là bạn phải làm việc tại các công trường xây dựng thường xuyên bị vật nặng rơi phải chân, làm việc trong thời gian dài, phải di chuyển nhiều trên địa thế gồ ghề, nhiều vật nhọn hay thường xuyên để giày móc phải gai, đinh nhọn thì giày bảo hộ lao động bị rách cũng là chuyện dễ hiểu và dễ xảy ra.


Nếu giày chỉ bị rách phần da hoặc vải lớp ngoài không ảnh hưởng nhiều đến đôi chân thì ta có thể tiếp tục sử dụng làm việc nhưng nếu giày bị rách rất nghiêm trọng và có dấu hiệu gây hại cho đôi chân thì nên thay mới ngay để tránh những tai nạn đáng tiếc.

Cũng tùy vào từng trường hợp giày bảo hộ bị rách ra sao mà bạn cần biết cách xử lý nhanh chóng và hiệu quả nhất, bài viết này mong rằng sẽ giúp bạn trong việc giải quyết và sử dụng giày sao cho đảm bảo an toàn. Trên đây là một vài mẹo nhỏ về cách sử dụng giày bảo hộ lao động rất đơn giản, mong rằng sẽ là những thông tin hữu ích nhất giúp bảo vệ đôi chân của bạn được an toàn nhất trong khi làm việc nhé! 

0 nhận xét:

Đăng nhận xét